Tìm hiểu về cấu tạo động cơ xe máy 4 thì trên xe ba bánh

Hiện nay động cơ xe ba gác dùng động cơ 4 thì của xe máy rất phổ biến. Vì động cơ 4 thì bền bỉ, nhớt bôi trơn hoạt động riêng biệt nên giảm thiểu được sự ma sát và hao mòn chi tiết. Và đặc biệt không gây ô nhiễm môi trường như động cơ 2 thì trước đây. Vậy cấu tạo động cơ xe máy 4 thì như thế nào? Cách bảo dưỡng ra sao? Các chuyên gia am hiểu về lĩnh vực này sẽ phân tích và làm rõ điều này cho các bạn.

Cấu tạo của động cơ xe máy 4 kỳ

Piston

Nằm ở bên trong động cơ, Piston được sử dụng để chuyển đổi năng lượng khi nhiên liệu bị đốt cháy và dãn nở trong buồng đốt đến trục khuỷu thông qua thanh truyền. Piston chuyển động tịnh tiến trong xi-lanh giữa Piston và xylanh có các vòng séc măng.

Pit tông có nhiệm vụ cùng với xi lanh, nắp máy tạo thành không gian làm việc. Nhận lực đẩy của khí cháy rồi truyền lực cho trục khuỷu để sinh công. Và nhận lực từ trục khuỷu để thực hiện các quá trình náp, nén, cháy dãn nở và thải khí.

Cấu tạo pittong trong động cơ xe máy
Cấu tạo pittong trong động cơ xe

Trục khuỷu

Trục khuỷu là một bộ phận giúp chuyển đổi từ tịnh tiến của Piston sang chuyển động tròn. Nó là một phần của động cơ dùng để biến đổi chuyển động tịnh tiến của piston thành chuyển động quay. Cây trục này nhận lực từ piston để tạo ra mô men quay sinh công đưa ra bộ phận công tác và nhận năng lượng từ bánh đà truyền lại cho piston để thực hiện các quá trình sinh công.

Trong quá trình làm việc, trục khuỷu chịu tác dụng của lực khí thể, lực quán tính và lực quán tính ly tâm. Có hai loại trục khuỷu là trục khuỷu nguyên và trục khuỷu ghép.

Trục khuỷu có cấu tạo gồm:

Cổ khuỷu lắp trên ổ đỡ, trên thân máy và là trục quay của trục khuỷu

Chốt khuỷu lắp vào đầu to của thanh truyền. Cổ khuỷu và chốt khuỷu có dạng hình trụ

Má khuỷu nối chốt khuỷu và cổ khuỷu, trên má khuỷu còn có đối trọng.

Đuôi trục khuỷu lắp với bánh đà.

cấu tạo trục khuỷu trong động cơ 4 thì

Thanh truyền

Thành truyền là một bộ phận truyền dao động từ Piston đến trục khuỷu

Thanh truyền được chia thành 3 phần: Đầu nhỏ, thân và đầu to.

Đầu nhỏ thanh truyền được lắp với chốt pit tông , có dạng hình trụ.

Đầu to thanh truyền để lắp với chốt khuỷu, có thể làm liền khối hoặc làm 2 nửa và dùng bulong ghép lại với nhau.

Bên trong đầu to và đầu nhỏ có lắp bạc lót để giảm ma sát và chống mài mòn.

cấu tạo của thanh truyền trong động cơ xe máy
Thanh truyền trong cấu tạo động cơ xe máy trên xe ba bánh

Đối trọng

Là bộ phận nằm trên trục khuỷu nhằm mục đích làm giảm sự rung động được sinh do không cân bằng khi lắp ráp lại các bộ phận lại với nhau. Đối trọng có tác dụng nhằm cân bằng các lực và mô men quán tính không cân bằng của động cơ. Nó còn có tác dụng giảm tải cho ổ trục, và là nơi khoan bớt các khối lượng thừa khi cân bằng trục khuỷu. Nó có thể được chế tạo liền với má khuỷu hoặc làm rời sau đó hàn hoặc bắt bu long với má khuỷu

Xupap nạp và xả

Bộ phận này như những cái van. Theo chu kỳ hoạt động của động cơ sẽ cho hòa khí đi vào từ chế xe cũng như cho khi thải ra ngoài động cơ.

Xupap là một loại van đặc trưng ở động cơ đốt trong, có chức năng đóng, mở đường ống nạp và xả. Mỗi xylanh của động cơ 4 kỳ thấp tốc và trung tốc thường có 2 xupap : một xupap nạp có chức năng đóng và mở đường ống nạp, một xupap xả có chức năng đóng và mở đường ống xả.

Động cơ cao tốc có thể có 3 hoặc 4 xupap cho mỗi xylanh để tăng tiết diện lưu thông của khí ra, vào xylanh và giảm phụ tải nhiệt cho xupap, qua đó giảm khả năng biến dạng làm xupap không đóng kín. Xupap có thể bố trí theo kiểu treo trong nắp xylanh hoặc kiểu đặt trong thân động cơ.

Xupap nạp và xả trong động cơ 4 thì
Xupap nạp và xả trong động cơ 4 thì

Bugi

Bộ phần này giúp đánh lửa đốt cháy hòa khí trong động cơ. Bugi là bộ phần cuối cùng nằm trong hệ thống đánh lửa. Bugi đảm nhận vai trò quan trọng là phát sinh tia lửa điện ở giữa điện cực trung tâm và điện cực của bên nối mát, nhằm giúp đốt cháy hỗn hợp không khí cùng với nhiên liệu từ chế hòa khí đã được nạp trong buồng đốt.

Bugi hoạt động trong điều kiện áp suất nén lên đến 50 kg/cm2 và môi trường nhiệt độ tầm 2.500°C. Do đó đòi hỏi bugi cần có độ bền cao, đạt được khả năng áp suất và chịu nhiệt cao. Đáp ứng yêu cầu này, bugi mới có thể cho tia lửa mạnh, giúp duy trì hoạt động ổn định của động cơ.

Bugi trong cấu tạo động cơ xe mây
Bugi trong cấu tạo động cơ xe máy

Nguyên lý hoạt động của động cơ 4 thì xe ba bánh

nguyên lý hoạt động của động cơ 4 thì
Nguyên lý hoạt động của động cơ xe 4 thì: Nạp, nén, nổ, xả

1/ Kỳ nạp

Khi trục khuỷu quay, nó di chuyển pít-tông đi xuống, đồng thời xupap nạp sẽ mở ra để hỗn hợp hòa khí đi vào xi-lanh và xupap xả sẽ đóng.

Supat nạp được mở và supat xả đóng lại. Piston chuyển động xuống dưới xi lanh tạo ra một khoảng không trong xi lanh để chứa nhiên liệu phun dạng sương từ bộ chế hòa khí.

Lúc này xăng và không khí được trộn lẫn sẽ đi từ chế qua kim phun đi vào trong buồng đốt. Với lượng hỗn hợp tùy thuộc vào tay ga của người điều khiển kéo.

2/ Kỳ nén

Supat nạp và supat xả lúc này đều được đóng lại. Piston chuyển động lên trên xi lanh, nén hỗn hợp khí và xăng. Ngay trước khi piston chạm vào điểm chết trên là điểm mà piston gần tâm trục khuỷu nhất thì bugi phát ra tia lửa sẽ đốt cháy hỗn hợp nhiên liệu mới đưa vào  thường là hỗn hợp xăng ở dạng hơi và không khí.

3/ Kỳ nổ 

Cả hai supat nạp và xả vẫn tiếp tục đóng. Lúc này, piston chuyển động đến điểm chết trên. Khí được tạo ra từ việc đốt nhiên liệu khí. Bây giờ bugi đánh lửa tạo nổ một cách nhanh chóng. Và piston lại chuyển động xuống dưới điểm chết dưới là điểm chết xa tâm trục khuỷu nhất của xi lanh.

Sự chuyển động này được thực hiện nhờ vào chuyển động quay của trục khuỷu và thanh truyền được nối với nhau. Hệ thống tản nhiệt bên ngoài thân xi lanh giúp giảm nhiệt độ do lượng nhiệt phát ra trong quá trình đốt cháy, nhờ đó động cơ được làm mát.

4/ Kỳ xả

Supat xả được mở nhưng supat nạp vẫn đóng. Piston chuyển động lên trên xi lanh, đẩy khí xả ra ngoài thông qua supat xả. Supat xả đóng muộn sau khi trục khuỷu quay góc để lợi dụng quán tính dòng khí thải, tăng khả năng thải sạch. Cũng như vậy, supat nạp được mở sớm hơn. Do đó, cuối kỳ xả, trong một khoảng thời gian nào đó, cả supat xả và supat thải cùng mở.

Bốn kỳ nạp, nén, nổ, xả được hoàn tất và động cơ lại sẵn sàng cho chu trình kế tiếp. Vì vậy van nạp lại mở ra và một đợt hòa khí khác tiếp tục đi vào xi lanh.

Ngoài ra, động cơ xe sẽ được gắn trực tiếp với bộ phận côn và bộ số. Giúp xe chuyển số ngọt ngào – khỏe và linh hoạt dù ở tốc độ cao hay thấp.

Bảo dưỡng động cơ xe máy 4 thì trên xe ba bánh

Vệ sinh máy sạch sẽ

Thường xuyên kiểm tra làm sạch động cơ. Nhất là khi đi vào thời tiết mưa, lội hoặc những đường nhiều bùn đất.  Lau rửa thường xuyên, tránh bụi bẩn lâu ngày bám chặt vào động cơ gây ra hiện tượng nóng lên, làm cháy hoặc hỏng động cơ.

Bảo dưỡng chế hoà khí chỉnh chế độ nhiên liệu. Vệ sinh bugi, căn chỉnh xupat và đặc biệt là bầu lọc gió. Vì nhiệm vụ của lọc gió là đưa luồng không khí sạch vào khoang nhiên liệu trước khi đốt cháy. Lọc gió bẩn sẽ khiến xe chạy yếu, không đốt cháy hết nhiên liệu, hao xăng.

Thường xuyên vệ sinh xe
Thường xuyên vệ sinh động cơ xe ba bánh

Bôi trơn các chi tiết máy

Điều cần thiết ở đây là bảo vệ cho các linh kiện bên trong hoạt động tốt. Và để làm điều đó cần phải thay dầu nhớt đúng định kỳ cho động cơ. Bởi toàn bộ các bánh răng, trục, khuỷu của piston và hệ số đều ngâm trong dầu. Do đó nếu bôi dầu mỡ cho hệ thống làm cho động cơ và các bộ phận khác hoạt động được trơn tru.

Ngoài ra các bạn cũng nên xiết lại các bu lông thanh truyền.Kiểm tra xà xiết chặt lại nắp xi lanh khi cần thiết.

 

vệ sinh động cơ xe máy trên xe ba bánh
Thường xuyên bôi trơn các bộ phận giúp xe hoạt động trơn tru.

 

Những thông tin chi tiết về cấu tạo động cơ xe máy trên xe ba bánh, xe 3 gác trên đây. Hi vọng giúp các bạn nắm bắt và hiểu rõ hơn về cấu tạo, nguyên lý hoạt động của nó. Chúc các bạn bảo dưỡng xe tốt để khi vận hành không xảy ra sự cố để lái xe một cách an toàn nhất.